TẠI SAO TRẺ EM THƯỜNG KHÔNG DÁM ĐỨNG LÊN CHỐNG LẠI VIỆC BỊ BẮT NẠT
TẠI SAO TRẺ EM THƯỜNG KHÔNG DÁM ĐỨNG LÊN CHỐNG LẠI VIỆC BỊ BẮT NẠT?
Bắt nạt và đe dọa là việc thường ngày xảy ra ở mọi nơi, trường học, môi trường xã hội. Thế nhưng tại sao trẻ lại không dám chống lại sự bắt nạt đó mà cam chịu? hoặc hợp lý hóa nó bằng các cách thức của riêng mình? Quá trình tâm lý sau là điều khiến cho trẻ bỏ qua sự bắt nạt, chịu đựng sự bắt nạt đe dọa đó.
Trong một tập thể nhỏ như trong lớp học, câu lạc bộ vui chơi … trẻ nhận được lời đe dọa “Không được kể cho ai biết việc này, nếu không mày chết với tao”. Hay “Tao sẽ không để cho mày yên nếu mày dám tiết lộ điều đó”. Hoặc “Tao sẽ tiếp tục đánh mày nếu như mày dám méc cô giáo hay cha mẹ mày”; “Mày không nghe lời tao sẽ ghi vào sổ thi đua những lỗi xấu để cuối tuần mày sẽ bị phạt lao động” …
Những lời đe dọa, nạt nộ về mặt vật lý lẫn tâm lý này luôn diễn ra. Vậy tại sao trẻ lại không dám lên tiếng để ngăn chặn. Câu trả lời không hề dễ dàng, một phần trẻ không dám nói gì vì quá sợ hãi - bởi vì chúng không muốn trở thành mục tiêu tiếp theo! Thứ hai là một số niềm tin và các quá trình tâm lý có thể khiến trẻ em nhắm mắt làm ngơ trước sự bắt nạt, đe dọa.
Niềm tin 1: “Chắc nhiều người bị bắt nạt đều không sao với việc bắt nạt này, vì vậy tôi sẽ kỳ quặc nếu tôi kể ra với ai đó”.
Nghiên cứu trên thế giới cho chúng ta biết rằng thanh thiếu niên có xu hướng đánh giá quá cao mức độ thoải mái của trẻ đồng trang lứa với hành vi xấu. Các nhà tâm lý học gọi đó là sự thiếu hiểu biết đa nguyên. Thanh thiếu niên thường cảm thấy “kỳ quặc” so với các bạn đồng lứa của mình, vì vậy, các bé trai, đặc biệt, có thể sẽ thay đổi thái độ, suy nghĩ của mình theo hướng chung nhất để không phải kỳ quặc so với nhãn quan chung của tuổi thiếu niên, cho dù có bị bắt nạt, đe dọa, … vẫn chịu đựng không dám lên tiếng.
Niềm tin 2: “Không phải công việc của tôi để ngăn chặn sự bắt nạt này”.
Các nhà tâm lý gọi nó là phổ biến trách nhiệm, khi mọi người giả định rằng ai đó sẽ can thiệp. Nói chung, nhóm người ngoài cuộc càng lớn, thì càng ít người can thiệp để giúp đỡ người khác. Nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng sự can thiệp từ những người ngoài cuộc - hoặc nói trực tiếp, nếu nó an toàn để làm như vậy, hoặc thông báo cho người lớn có trách nhiệm - là chìa khóa để ngăn chặn bắt nạt.
Niềm tin 3: “Điều này không được tính là bị bắt nạt, bị đe dọa”.
Việc hợp lý hóa là những điều chúng ta nói với chính mình để tha thứ cho hành vi xấu. Có thể bao gồm các nhận xét như: “Tôi sống sót là may mắn rồi, vì vậy nó không phải là xấu”. “ Chúng tôi chỉ đùa thôi”. “Bạn đó là tổ trưởng, lớp trưởng bạn đó có quyền như thế”… Và còn hàng vạn lý do khác để hợp lý hóa bị bắt nạt.
Niềm tin 4: “Tôi không phải, không muốn là kẻ chuyên đi bắt nạt”
Đây là một suy nghĩ lệch lạc, không muốn là kẻ đi bắt nạt người khác nhưng lại không dám đứng lên đối phó với việc chính mình đang bị kẻ khác bắt nạt. Việc chịu đựng âm thầm này là mối lợi cho kẻ chuyên đi bắt nạt, cậy thế, cậy quyền để uy hiếp tinh thần người khác.
Các dấu hiệu khi trẻ đang bị kẻ khác bắt nạt, đe dọa:
- Trẻ trầm mặc, lo lắng thất thường.
- Trẻ hoảng hốt, không dám bước chân đến nơi đã bị bắt nạt, đe dọa đó như trường học, công viên, …
- Ám ảnh, hoảng loạn la hét trong giấc mơ.
- Tâm trạng cáu gắt, bực dọc.
- Luôn bám víu vào một người thân, không dám đi đâu một mình.
Hệ quả của việc không dám đứng lên chống lại khi bị bắt nạt, đe dọa:
- Sức chịu đựng, kìm nén của con người cũng chỉ có giới hạn, một khi sự đe dọa dồn nén quá mức trẻ sẽ trở nên hoảng loạn có thể rơi vào trạng thái loạn thần cấp ảo giác, ảo thanh, …
- Ấm ức quá mức mà không dám thổ lộ kể cho cha mẹ hay người lớn biết có thể dẫn trẻ đến chứng “Câm tâm lý” còn gọi là câm có chọn lọc, nghĩa là trẻ cố tình không nói, không tiết lộ vì nghĩ rằng khi nói sẽ bị hỏi nhiều hơn, mà kẻ bắt nạt thì đe dọa nếu nói sẽ phải nhận hậu quả nặng nề hơn.
- Lo lắng quá mức sẽ dẫn trẻ rơi vào trạng thái rối loạn lo âu, mất đi sự tập trung tư duy vào học tập, hạn chế thiết lập các mối quan hệ xã hội vì sợ sẽ gặp phải những kẻ lại bắt nạt mình.
Cha mẹ nên xử trí như thế nào khi con của mình rơi vào tình trạng này?
Không tra hỏi, trách mắng trẻ, trấn an trẻ lúc này là điều cần thiết. Cũng không nên ép hoặc đòi buộc trẻ phải nói, phải kể mà cha mẹ quan sát, theo dõi hành vi của trẻ xem trạng thái tâm lý của trẻ hiện giờ như thế nào?. Việc tiếp theo là liên hệ với bạn bè của trẻ để tìm thông tin, một điều hết sức lưu ý khi làm việc này là tránh không để trẻ biết nếu không trẻ sẽ càng lo lắng và trách cứ cha mẹ. Khi đã biết rõ đích danh kẻ bắt nạt đe dọa rồi thì làm việc với kẻ đó, cũng tránh không để cho trẻ biết.
Trường hợp con của bạn đã có những biểu hiện bất ổn về tâm lý, tâm thần như hoảng loạn, ảo giác, ảo thanh, lo âu quá mức thì bạn cần phải đưa trẻ đi trị liệu vì càng để lâu việc can thiệp càng trở nên khó khăn.
ThS Tâm Lí Học Nguyễn Viết Thanh.
Nguồn tham khảo:
PSYCHOLOGY
THAM VẤN TRỊ LIỆU TÂM LÍ THIÊN ÂN
Địa chỉ: Số 21/3, đường Yersin, tổ 4, Khu phố 1, Phường Phú Cường,
TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.
Hotline: 034.4004.780 – 0972.120.601
Webisite: www.thamvantrilieutamlythienan.com
Email: Thamvantrilieutamlythienan@gmail.com - Thanhnguyentlh2806@gmail.com