CON CỦA BẠN CÓ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ KHÔNG?
CON CỦA BẠN CÓ PHẢI CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ KHÔNG?
Khái niệm chậm phát triển trí tuệ:
Chậm phát triển trí tuệ trước đây còn được gọi là chậm phát triển tâm thần, thiểu năng trí tuệ. Ngày nay một thuật ngữ mới ra đời để thay thế cho tên cũ được gọi là “Khuyết tật trí tuệ” – “Intellectual disability” viết tắt (ID). Nó được gọi bằng tên mới thứ 2 là “Khuyết tật học tập chung”.
Đó là một rối loạn phát triển thần kinh tổng quát đặc trưng bởi chức năng trí tuệ và khả năng thích ứng suy giảm đáng kể. Nó được xác định bởi chỉ số IQ dưới 70, ngoài ra sự chậm trễ về nhận thức, chậm trễ về ngôn ngữ, chức năng thích ứng suy kém ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của một cá nhân.
Nếu nhìn nhận ở góc độ nhận thức, tập trung hoàn toàn vào nhận thức thì khuyết tật trí tuệ phải bao gồm chỉ số trí tuệ (chỉ số IQ) và các kỹ năng xã hội, các hành vi thể hiện trong môi trường sống của người đó. Do tập trung vào khả năng của người đó trong thực tế, một người có chỉ số IQ thấp bất thường có thể không được coi là có khuyết tật trí tuệ.
Tổn thương trí tuệ ảnh hưởng đến khoảng 2-3% dân số nói chung. 75% - 95% số người bị ảnh hưởng có khuyết tật trí tuệ nhẹ. Khoảng ¼ các trường hợp là do rối loạn di truyền và khoảng 5% trường hợp được thừa hưởng từ cha mẹ. Các trường hợp không rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến khoảng 95 triệu người tính đến năm 2013. [1].
Một số dấu hiệu của khuyết tật trí tuệ:
Khuyết tật trí tuệ là một rối loạn phát triển được đăc trưng bởi 3 tính năng:
- Một là chậm trễ về ngôn ngữ, về nhận thức.
- Hai là thâm hụt các chức năng thích ứng.
- Ba là khởi phát trong độ tuổi phát triển (0 – 6) tuổi.
Một số dấu hiệu đặc trưng của khuyết tật trí tuệ:
- Chậm trễ trong việc đạt hoặc không đạt được các mốc quan trọng trong phát triển kỹ năng vận động (bò, ngồi, đứng, đi bộ).
- Chậm nói, 3 tuổi mà không nói được 200 từ, không biết nói để thể hiện mình muốn gì, không muốn gì, không biết phân biệt mình là một bản thể độc lập.
- Khó khăn trong việc nghe hiểu, tiếp nhận lời nói từ người khác. Học chậm chạp để nói hoặc tiếp tục gặp khó khăn với các kỹ năng nói và ngôn ngữ sau khi bắt đầu nói chuyện.
- Khó khăn với các kỹ năng tự chăm sóc bản thân (ví dụ, mặc quần áo, giặt giũ và tự ăn).
- Khả năng giải quyết vấn đề hoặc lập kế hoạch kém.
- Không thích nghi hoặc điều chỉnh với các tình huống mới.
- Khó hiểu và tuân thủ các quy tắc xã hội.
- Gặp khó khăn trong việc ghi nhớ, trí nhớ kém.
- Không phát triển kỹ năng chơi, không biết chơi giả vờ, không biết chơi đóng vai lúc 2 tuổi đến 3 tuổi.
Mối liên hệ giữa khuyết tật trí tuệ và các rối loạn khác:
Với trẻ bị Down (đột biến cặp nhiễm sắc thể 21), khuôn mặt điển hình thì việc khuyết tật trí tuệ là hiển nhiên với trẻ này, không có gì đáng nghi ngờ. Tuy nhiên với những trẻ không mắc hội chứng Down mà có sự phát triển chậm trễ như các dấu hiệu trên thì cha mẹ nên đặt những nghi ngờ vì sự phát triển chậm trễ này, chậm ngôn ngữ (ngôn ngữ biểu cảm, ngôn ngữ tiếp nhận), suy giảm chức năng nhận thức và các chức năng thích ứng thì rất có thể nó đi kèm với rối loạn tự kỷ (tự kỷ cũng chậm phát triển ngôn ngữ, khiếm khuyết về ngôn ngữ); tăng động thiếu chú ý (việc không tập trung, giảm cơ hội học để phát triển ngôn ngữ); … Do đó việc đưa trẻ đến chuyên gia tâm lý thăm khám lúc này là hết sức cần thiết. Nếu trẻ không may rối loạn tự kỷ cũng được phát hiện sớm và có hướng can thiệp, trẻ may mắn không tự kỷ mà chỉ khuyết tật trí tuệ đơn thuần cũng cần có những phương pháp giáo dục đặc biệt giúp trẻ phát triển.
Khuyết tật trí tuệ không được phát hiện, can thiệp sớm sẽ dẫn đến việc trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong môi trường học tập, khó khăn trong cuộc sống sau này, …
ThS. Tâm Lí Học Nguyễn Viết Thanh
Tài liệu tham khảo
1. https://en.wikipedia.org/wiki/Intellectual_disability
2. American Psychiatric Association (APA), (2013), Diagnostic And Statistical Manual Of Mental Disorders - DSM 5, Washington, DC, London, England.
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- MỐI QUAN HỆ GIỮA RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD) VÀ GIẤC NGỦ
- QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH TRẺ TỰ KỶ & CÁC RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN KHÁC
- EINSTEIN MỘT NHÀ VẬT LÝ HỌC VĨ ĐẠI VỚI NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘI CHỨNG ASPERGER – TỰ KỶ CHỨC NĂNG CAO
- RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý KHÔNG BIẾN MẤT KHI ĐẾN TUỔI TRƯỞNG THÀNH
- RỐI LOẠN THAM GIA XÃ HỘI – MỐI NGUY ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ AN TOÀN CỦA TRẺ
- TUỔI THỌ NGẮN Ở NHỮNG NGƯỜI RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ VÀ ADHD: TƯƠNG ĐỒNG – KHÁC BIỆT
- TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ CŨNG CÓ THỂ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD)
- SỰ PHÁT TRIỂN TỐT/XẤU CỦA TRẺ PHỤ THUỘC HOÀN TOÀN VÀO CHA MẸ
- RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD) VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN TUỔI THỌ
- RỐI LOẠN GIÁC QUAN - MỘT VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG ĐỂ CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN TỰ KỶ
- PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP/TRỊ LIỆU TRẺ TỰ KỶ