RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ VÀ ADHD: TƯƠNG ĐỒNG – KHÁC BIỆT
RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ VÀ ADHD: TƯƠNG ĐỒNG – KHÁC BIỆT
Bài viết “TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ CŨNG CÓ THỂ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD)” cho thấy một mối liên hệ giữa rối loạn phổ tự kỷ và rối loạn tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên đó là một nghiên cứu trên trẻ 4 đến 8 tuổi. Trong bài viết mới này, chúng tôi trình bày những điểm giống nhau và khác nhau của hai rối loạn. Một vấn đề đáng lưu ý là rối loạn phổ tự kỷ có kèm theo rối loạn tăng động giảm chú ý nhưng rối loạn tăng động giảm chú ý thì không phải là rối loạn phổ tự kỷ.
Trong sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối nhiễu Tâm thần của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (DSM- IV), không cho phép chẩn đoán kép, nghĩa là khi chẩn đoán tự kỷ các rối loạn khác như tăng động, … bị loại trừ. Nhưng DSM – V đã cho phép và công nhận chẩn đoán kép này. Và đó là điều mà các nhà nghiên cứu tin rằng nó chính xác. “Trẻ rối loạn phổ tự kỷ có kèm theo rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD, nhưng chắc chắn trẻ ADHD lại hoàn toàn không phải rối loạn phổ tự kỷ”. Tuy nhiên rằng chúng có những điểm giống nhau và ta có thể nhầm lẫn nếu không hiểu rõ về nó.
Điểm tương đồng giữa rối loạn phổ tự kỷ và ADHD
- Điểm giống nhau thứ nhất: “Lơ là thiếu chú ý trong các hoạt động, học tập… nhưng lại tập trung quá mức vào một vấn đề, một vật thể mà trẻ cảm thấy thích thú nhất”. Cả trẻ tự kỷ và tăng động đều có chung điểm này, có thể thấy rõ ràng khi gọi tên, trẻ rất ít đáp ứng mà phải gọi đi gọi lại rất nhiều lần. Trong khi trẻ lại tập trung quá mức vào vật thể trẻ thích mà không cần biết đến cảm nhận của người xung quanh.
- Điểm giống nhau thứ hai: “Trẻ tự kỷ và trẻ ADHD đều có cùng tính tăng động”. Nghiên cứu chỉ ra rằng có 2 nhóm trẻ tự kỷ, một nhóm “Tăng động” và “Thụ động”. Chính nhóm tăng động này có cùng rối loạn tăng động với trẻ ADHD, luôn chạy nhảy, lăng xăng, ngồi không yên, nói linh tinh, …
- Điểm giống nhau thứ 3: “Trẻ tự kỷ và trẻ ADHD cùng có hành vi bốc đồng và không biết lường trước được hậu quả”. Rõ ràng là trẻ tự kỷ và trẻ tăng động khi muốn thì trẻ sẽ hành động theo ý riêng của mình mà không cần biết đến hậu quả, mối nguy hiểm phía trước, leo trèo lên độ cao để rồi té ngã, …
- Điểm giống nhau thứ tư: “Rối loạn giác quan, phản ứng quá nhạy (Khi rối loạn giác quan trên ngưỡng) ngược lại phản ứng chậm chạp hoặc không phản ứng (Khi rối loạn giác quan dưới ngưỡng)”. [Xem bài viết “Rối loạn giác quan – vấn đề quan trọng để chẩn đoán rối loạn tự kỷ”].
- Điểm giống nhau thứ năm:“Khả năng giao tiếp xã hội bị khiếm khuyết hoặc kém”. Với trẻ tự kỷ thì khiếm khuyết rõ nét về mặt này, riêng với trẻ tăng động giảm chú ý, do trẻ chỉ tập trung vào một vấn đề mà trẻ thích nên sẽ lơ là, không thiết tha đến mối quan hệ với người xung quanh, điều này khiến cho trẻ tăng động khó thiết lập mối quan hệ xã hội.
Điểm khác nhau giữa trẻ rối loạn phổ tự kỷ và trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
- Khác biệt thứ nhất: “Ngôn ngữ của trẻ ADHD tốt hơn, thể hiện mối quan hệ xã hội tốt hơn trẻ rối loạn phổ tự kỷ - không có ngôn ngữ hoặc có nhưng rất ít và không có ngôn ngữ biểu tượng (Không biết bái bai, hôn gió, …). Trừ khi trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý có kèm theo rối loạn chậm phát triển ngôn ngữ”.
- Khác biệt thứ hai: “Trẻ tự kỷ không biết bắt chước, không biết chìa tay xin đồ vật và không biết chia sẻ đồ vật, chia sẻ niềm vui với người khác. Trong khi trẻ ADHD biết chia sẻ, biết xin, biết thể hiện niềm vui thích qua nét mặt (Vui, thích thú, hay khi bị mỉa mai trẻ tức giận…).”
- Khác biệt thứ ba: “Trẻ tự kỷ không giao tiếp bằng mắt khi đối diện với người khác. Còn trẻ ADHD thì giao tiếp mắt tốt khi nhìn và nói chuyện với người khác. Trẻ ADHD Thích được vỗ về, cảm nhận được sự yêu thương từ cha mẹ hay người thân khác, trẻ tự kỷ không thích được vỗ về, không cảm nhận được sự yêu thương”.
- Khác biệt thứ tư: “Trẻ tự kỷ không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn qua sắc mặt của người khác, không biết cảm thông với người khác. Trong khi trẻ ADHD dù lơ là nhưng nếu hướng sự chú ý về phía người khác trẻ nhận biết được niềm vui, nỗi buồn của người khác, biết cảm thông với người khác”.
- Khác biệt thứ năm: “Trẻ tự kỷ ít có động cơ thực hiện công việc cho dù được sự khuyến khích và khen thưởng của người lớn. Ngược lại trẻ ADHD nhận ra được các động cơ, biết làm đúng sẽ được thưởng, sai sẽ bị phạt, … Khi nghe tiếng động lớn, trẻ ADHD giật mình và hướng tìm tiếng động ấy, trong khi trẻ tự kỷ thì không phản ứng với tiếng động và không hướng tìm mà chỉ tập trung, bị cuốn hút vào thế giới riêng của mình”.
- Khác biệt thứ sáu: “Trẻ ADHD không chơi một mình, sẵn sàng hòa nhập chơi cùng với trẻ khác. Trẻ tự kỷ ngược lại lúc nào cũng chơi một mình”.
Như vậy trẻ rối loạn phổ tự kỷ và trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý có những điểm tương đồng nhau nhưng cũng có những điểm khác biệt nhau. Trẻ rối loạn phổ tự kỷ có kèm tăng động giảm chú ý còn trẻ tăng động giảm chú ý không phải rối loạn phổ tự kỷ.
Thạc Sĩ Tâm Lí Học Nguyễn Viết Thanh
Tài liệu tham khảo:
https://www.additudemag.com Truy cập ngày 17/12/2018
http://www.differencebetween.net Truy cập ngày 17/12/2018
http://www.everydaywithadhd.com Truy cập ngày 17/12/2018
https://www.healthcentral.com Truy cập ngày 17/12/2018
THAM VẤN TRỊ LIỆU TÂM LÍ THIÊN ÂN
Địa chỉ: Số 21/3, đường Yersin, tổ 4, Khu phố 1, Phường Phú Cường,
TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.
Hotline: 034.4004.780 – 0972.120.601
Webisite: www.thamvantrilieutamlythienan.com
Email: Thamvantrilieutamlythienan@gmail.com - Thanhnguyentlh2806@gmail.com
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- MỐI QUAN HỆ GIỮA RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD) VÀ GIẤC NGỦ
- QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH TRẺ TỰ KỶ & CÁC RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN KHÁC
- EINSTEIN MỘT NHÀ VẬT LÝ HỌC VĨ ĐẠI VỚI NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘI CHỨNG ASPERGER – TỰ KỶ CHỨC NĂNG CAO
- RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý KHÔNG BIẾN MẤT KHI ĐẾN TUỔI TRƯỞNG THÀNH
- RỐI LOẠN THAM GIA XÃ HỘI – MỐI NGUY ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ AN TOÀN CỦA TRẺ
- TUỔI THỌ NGẮN Ở NHỮNG NGƯỜI RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ CŨNG CÓ THỂ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD)
- SỰ PHÁT TRIỂN TỐT/XẤU CỦA TRẺ PHỤ THUỘC HOÀN TOÀN VÀO CHA MẸ
- RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD) VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN TUỔI THỌ
- RỐI LOẠN GIÁC QUAN - MỘT VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG ĐỂ CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN TỰ KỶ
- PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP/TRỊ LIỆU TRẺ TỰ KỶ
- TỰ KỶ - NỖI OAN ĐƯỢC GIẢI SAU NHIỀU THẬP KỶ