TỰ KỶ - NỖI OAN ĐƯỢC GIẢI SAU NHIỀU THẬP KỶ
TỰ KỶ - NỖI OAN ĐƯỢC GIẢI SAU NHIỀU THẬP KỶ
Nỗi oan thứ nhất thuộc về cha mẹ, do bỏ bê không quan tâm, lạnh lùng… với đứa con của mình và chúng bị tự kỷ. Nỗi oan thứ hai nó thuộc về bản chất của tự kỷ khi các nhà nghiên cứu đồng hóa nó với tâm thần phân liệt, xem nó như là “Tâm thần phân liệt thời thơ ấu”.
Cha mẹ là nguyên nhân gây nên hội chứng Tự kỷ
Năm 1940 – 1943 trong công trình nghiên cứu 11 đứa trẻ tự kỷ, chính Leo Kanner cho rằng “Sự lạnh lùng của cha mẹ có thể gây ra chứng tự kỷ” [3]. Mặc dù sau đó chính ông đã bác bỏ điều này. Thế nhưng Bruno Bettelheim (1903 - 1990) là một nhà văn và nhà lâm sàng thế kỷ 20 về tự kỷ và giáo dục trẻ em bị rối loạn cảm xúc, ông đổ lỗi cho các bà mẹ [2]. Lý thuyết cho rằng hành vi tự kỷ xuất phát từ cảm giác khó chịu về cảm xúc của các bà mẹ đối với trẻ. Cũng với quan niệm này Bettelheim tin rằng bệnh tự kỷ không có cơ sở hữu cơ, nhưng kết quả là khi các bà mẹ không dành tình cảm cho đứa con của mình, lạnh lùng với chúng và không biết cách kết nối mối quan hệ gắn bó mẹ - con. Bettelheim cũng đổ lỗi cho những người cha vắng mặt hoặc yếu đuối. Một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất của ông, The Empty Fortress (1967), chứa một lời giải thích phức tạp và chi tiết về động lực này trong các thuật ngữ phân tâm và tâm lý.
Tự kỷ được xác định trong thời đại của Phân tâm học, các nhà phân tâm xem xét chặt chẽ mối quan hệ để giải thích tình trạng khuyết tật và bệnh tâm thần. Tự kỷ xuất hiện trong thời thơ ấu được cho là có vấn đề về mối quan hệ tình cảm, cha mẹ trẻ tự kỷ được cho là kẻ có lỗi với đứa của con mình bởi vì các nhà phân tâm học nghĩ rằng việc cha mẹ lạnh lẽo, tách rời là nguyên nhân của sự rút lui cực đoan của trẻ khỏi thế giới xã hội. Một số phụ huynh đã được nhìn thấy để tương tác với con cái của họ theo những cách được hiểu là đòi hỏi và tình cảm xa xôi, chứ không phải là hỗ trợ và ấm áp.
Những quan điểm này đã bị tranh cãi vào thời điểm đó bởi các bà mẹ của trẻ tự kỷ và các nhà nghiên cứu. Chính vì quan niệm sai lầm ấy, nhiều cha mẹ bị xem như tội đồ khi sinh ra một đứa trẻ và không dành tình yêu thương đủ cho nó, chăm sóc nó khiến nó trở nên thu mình lại với xã hội trở thành tự kỷ.
Cách tiếp cận của phân tâm học đối với tự kỷ không giải thích được rõ ràng nguyên nhân tự kỷ mà còn đổ lỗi nặng nề cho cha mẹ. Sau đó với cách tiệp cận từ y học đã cung cấp sự hiểu biết lớn hơn về cơ sở sinh học của tự kỷ và các bệnh khác. Các nhà khoa học như Bernard Rimland đã thách thức quan điểm tự kỷ của Bettelheim bằng cách cho rằng tự kỷ là một vấn đề phát triển thần kinh. Năm 1964, Rimland xuất bản cuốn sách của mình, Tự kỷ trẻ sơ sinh: Hội chứng và những hệ quả của nó cho một lý thuyết về hành vi thần kinh. Trong cuốn sách, Rimland khẳng định rằng tự kỷ không phải là một biểu hiện tâm lý gây ra bởi cha mẹ [1].
Đến đây, nỗi oan của cha mẹ đã được giải và những quan niệm cho rằng “Tự kỷ do cha mẹ” đã trở thành những khái niệm của lịch sự trong nghiên cứu về tự kỷ. Tuy nhiên sau đó, với cách tiếp cận của y học tự kỷ lại bị oan trong suốt nhiều thập kỷ tiếp theo.
Tự kỷ - tâm thần phân liệt thời thơ ấu
Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối nhiễu tâm thần của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (Diagnostic And Statistical Manual Of Mental Disorders II (1968) – viết tắt DSM II) thì tự kỷ không được đề cập; chỉ xuất hiện trong danh mục sau
295,8 Tâm thần phân liệt, loại thời thơ ấu
Thể loại này là dành cho các trường hợp trong đó các triệu chứng tâm thần phân liệt xuất hiện trước tuổi dậy thì. Tình trạng này có thể được biểu hiện bằng hành vi tự kỷ, không điển hình và rút lui; không phát triển bản sắc riêng biệt với người mẹ; và sự không đồng đều chung, thiếu sự trưởng thành và thiếu đi sự phát triển. Những khuyết tật phát triển này có thể dẫn đến chậm phát triển tâm thần, cũng nên được chẩn đoán.
Tự kỷ trong ấn bản DSM II này được mô tả là tâm thần phân liệt, thời thơ ấu.
Đến ấn bản DSM III (1980), tự kỷ và tâm thần phân liệt (thời thơ ấu) được phân biệt riêng. Tính từ năm 1968 đến 1980 hơn một thập kỷ tự kỷ không được xem như rối loạn phát triển thần kinh mà bị xem như tâm thần phân liệt. Từ ấn bản DSM III đến nay là ấn bản mới nhất DSM V (2013) Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ đã tách bạch phân loại hẳn tự kỷ với rối loạn tâm thần phân liệt.
Như vậy trải qua quá trình lịch sử với các kết quả nghiên cứu mới mẻ, tự kỷ đã được minh oan. Đặc biệt sự giải oan cho các bậc làm cha mẹ. Chắc hẳn ở giai đoạn bị oan đó cha mẹ phải hứng chịu rất nhiều những lời chỉ trích và tâm lý cũng bị xáo trộn ảnh hưởng nhiều.
Thạc Sĩ Tâm Lí Học Nguyễn Viết Thanh
Tài liệu tham khảo:
- https://en.wikipedia.org/wiki/Bernard_Rimland
- https://en.wikipedia.org/wiki/Bruno_Bettelheim
- https://en.wikipedia.org/wiki/Causes_of_autism
- http://theconversation.com/parents-dont-cause-autism-but-they-can-make-a-difference-30465
- http://www.unstrange.com/dsm1.htm
THAM VẤN TRỊ LIỆU TÂM LÍ THIÊN ÂN
Địa chỉ: Số 21/3, đường Yersin, tổ 4, Khu phố 1, Phường Phú Cường,
TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.
Hotline: 034.4004.780 – 0972.120.601
Webisite: www.thamvantrilieutamlythienan.com
Email: Thamvantrilieutamlythienan@gmail.com - Thanhnguyentlh2806@gmail.com
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- MỐI QUAN HỆ GIỮA RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD) VÀ GIẤC NGỦ
- QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH TRẺ TỰ KỶ & CÁC RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN KHÁC
- EINSTEIN MỘT NHÀ VẬT LÝ HỌC VĨ ĐẠI VỚI NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘI CHỨNG ASPERGER – TỰ KỶ CHỨC NĂNG CAO
- RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý KHÔNG BIẾN MẤT KHI ĐẾN TUỔI TRƯỞNG THÀNH
- RỐI LOẠN THAM GIA XÃ HỘI – MỐI NGUY ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ AN TOÀN CỦA TRẺ
- TUỔI THỌ NGẮN Ở NHỮNG NGƯỜI RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ VÀ ADHD: TƯƠNG ĐỒNG – KHÁC BIỆT
- TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ CŨNG CÓ THỂ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD)
- SỰ PHÁT TRIỂN TỐT/XẤU CỦA TRẺ PHỤ THUỘC HOÀN TOÀN VÀO CHA MẸ
- RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD) VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN TUỔI THỌ
- RỐI LOẠN GIÁC QUAN - MỘT VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG ĐỂ CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN TỰ KỶ
- PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP/TRỊ LIỆU TRẺ TỰ KỶ