RỐI LOẠN GIÁC QUAN - MỘT VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG ĐỂ CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN TỰ KỶ
RỐI LOẠN GIÁC QUAN – MỘT VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG ĐỂ CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN TỰ KỶ
Rối loạn giác quan từ lâu đã liên quan đến rối loạn tự kỷ và các biểu hiện bên ngoài của nó thường là những dấu hiệu để chẩn đoán. Trong nhiều năm, rối loạn giác quan được coi là một trong các dấu hiệu của trẻ tự kỷ. Khi chẩn đoán tự kỷ không thể bỏ qua dấu hiệu rối loạn giác quan này. Tuy nhiên một nghiên cứu vào năm 2013 với tính năng đột phá thì rối loạn giác quan này có một cơ sở sinh học rõ ràng đủ để tách ra khỏi nhiều rối loạn thần kinh như tự kỷ, …Để trở thành một rối loạn khác độc lập. Các nhà nghiên cứu cho thấy rằng trẻ tự kỷ có kèm theo rối loạn giác quan, trẻ không tự kỷ cũng có rối loạn giác quan. Do đó tuy có cơ sở để tách thành một rối loạn độc lập nhưng vẫn rất cần thiết và xem đó là một trong những dấu hiệu để chẩn đoán tự kỷ.
Rối loạn giác quan là gì?
Rối loạn giác quan còn được gọi là rối loạn xử lý cảm giác (Sensory Processing Disorder – viết tắt là SPD), trước đây gọi là rối loạn tích hợp cảm giác. Tích hợp cảm giác được xác định bởi nhà trị liệu nghề nghiệp Anna Jean Ayres vào năm 1972. Mô tả một tình trạng não và hệ thần kinh gặp khó khăn trong việc xử lý hoặc tích hợp kích thích. Ví dụ: Chúng ta sẽ rụt tay lại nếu chạm vào nước nóng vì khi tay chạm vào độ nóng của nước sẽ truyền tín hiệu lên não, não xử lý và trả lời cho biết “Nóng có thể gây bỏng” rồi truyền tín hiệu ngược lại làm chúng ta rụt tay lại ngay… Nhưng đối với những người rối loạn tích hợp cảm giác họ chạm vào nước nóng nhưng tín hiệu truyền lên não rất chậm hoặc không truyền lên não và não không xử lý cũng như không phát tín hiệu trả về để rụt tay lại. Hay có khi phản ứng quá mức, quá nhạy trước 1 kích thích từ môi trường, tiếng âm thanh của máy hút bụi dù rất nhỏ nhưng cũng đủ để người rối loạn tích hợp cảm giác thấy khó chịu và ghét.
Nói một cách dễ hiểu hơn, rối loạn xử lý cảm giác là tình trạng não gặp khó khăn trong việc tiếp nhận và phản hồi thông tin đi qua các giác quan.
Dấu hiệu của rối loạn giác quan – rối loạn xử lý cảm giác
Rối loạn gồm có 2 loại:
Một là trên ngưỡng, tức phản ứng quá mức, quá nhạy: Cảm thấy khó chịu với những âm thanh bình thường, ánh sáng, mặc một chiếc áo dày cũng thấy khó chịu vì kết cấu của vải, …
Hai là dưới ngưỡng, tức là phản ứng chậm chạp hoặc không phản ứng với các kích thích từ môi trường, âm thanh to sát bên tai mà không phản ứng lại bằng cách giật mình, bịt tai lại, tự cào cấu cắn mà không cảm thấy đau, …
Nguyên nhân gây rối loạn giác quan – rối loạn xử lý cảm giác
Nguyên nhân chính xác của SPD không được biết đến. Tuy nhiên, người ta biết rằng vùng giữa não và thân não của hệ thần kinh trung ương là những trung tâm sớm trong quá trình xử lý để tích hợp đa ngành; những vùng não này tham gia vào các quá trình bao gồm phối hợp, chú ý, kích thích và chức năng tự trị. Sau khi thông tin cảm giác đi qua các trung tâm này, nó sẽ được chuyển đến các vùng não chịu trách nhiệm về cảm xúc, trí nhớ và các chức năng nhận thức ở cấp độ cao hơn. Thiệt hại ở bất kỳ phần nào của não liên quan đến xử lý đa cấp có thể gây ra những khó khăn trong việc xử lý đầy đủ các kích thích theo cách chức năng. [3].
Phân loại rối loạn giác quan – rối loạn xử lý cảm giác
Rối loạn xử lý cảm giác đã được những người đề xướng phân loại thành ba loại: Rối loạn điều chế cảm giác , rối loạn vận động dựa trên cảm giác và rối loạn phân biệt cảm giác (như được định nghĩa trong Phân loại chẩn đoán về sức khỏe tâm thần và rối loạn phát triển ở trẻ nhỏ và trẻ nhỏ).
Rối loạn điều chế cảm giác (SMD) Điều chế cảm giác đề cập đến một quá trình hệ thần kinh trung ương phức tạp qua đó các thông điệp thần kinh truyền tải thông tin về cường độ, tần số, thời gian, độ phức tạp và tính mới của các kích thích giác quan được điều chỉnh.
Rối loạn điều chế cảm giác SMD bao gồm ba kiểu:
- Cảm giác phản ứng quá mức.
- Cảm giác dưới phản ứng.
- Cảm giác thèm muốn / tìm kiếm.
Rối loạn vận động dựa trên cảm giác (SBMD) Theo những người đề xướng, rối loạn vận động dựa trên cảm giác cho thấy đầu ra của động cơ bị vô tổ chức do xử lý sai thông tin cảm giác ảnh hưởng đến các thách thức kiểm soát tư thế , dẫn đến rối loạn tư thế hoặc rối loạn phối hợp phát triển .
Các kiểu của SBMD là:
- Chứng khó tiêu
- Rối loạn tư thế
Rối loạn phân biệt cảm giác (SDD)
Rối loạn phân biệt cảm giác liên quan đến việc xử lý thông tin cảm giác không chính xác. Các kiểu của SDD là:
- Thị giác
- Thính giác
- Xúc giác
- Vị giác
- Khứu giác
- Tiền đình (cân bằng).
Tranh cãi về rối loạn giác quan – rối loạn xử lý cảm giác
Có những lo ngại liên quan đến tính hợp lệ của chẩn đoán. Rối loạn xử lý cảm giác không được sử dụng trong Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối nhiễu tâm thần của Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ (viết tắt là DSM-5) Và cũng không được sử dụng trong Bảng phân loại Quốc tế về bệnh tật của Tổ chức Y tế thế giới phiên bản 10 (viết tắt - ICD-10). Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) tuyên bố rằng không có khung chẩn đoán được chấp nhận rộng rãi và khuyến cáo thận trọng không sử dụng bất kỳ liệu pháp “Cảm giác” nào trừ khi là một phần của kế hoạch điều trị toàn diện. Trên thực tế, trong một tuyên bố năm 2012, AAP tuyên bố rằng “Do không có khuôn khổ chẩn đoán chung được chấp nhận, nên rối loạn xử lý cảm giác nói chung không nên được chẩn đoán” Khi một nhà trị liệu nghề nghiệp khuyên dùng liệu pháp tích hợp cảm giác, AAP hướng dẫn rằng nhà trị liệu nhận thức được rằng, “Cha mẹ nên được thông báo rằng số lượng nghiên cứu về hiệu quả của liệu pháp tích hợp cảm giác là hạn chế và không có kết luận”. [3].
Phía trên trình bày cho thấy Rối loạn xử lý cảm giác đã được tách ra như là một rối loạn riêng biệt nhưng do những quy chuẩn, thiếu công cụ chẩn đoán nên nó không được chẩn đoán là một rối loạn. Tuy vậy nó vẫn quan trọng và không thể thiếu như là một tiêu chí để chẩn đoán rối loạn tự kỷ.
Tiêu chuẩn chẩn đoán tự kỷ theo Sổ tay chẩn đoán và thông kê các rỗi nhiễu tâm thần của Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ (viết tắt DSM – V), (2013).
Nhóm B: Những giới hạn, lặp lại, rập khuôn về hành vi, sở thích, và hoạt động. Trẻ Tự kỷ phải hội đủ tối thiểu 2 trong 4 tiêu chí sau đây:
1) Trẻ nói lặp lại lời nói của người khác. Hoạt động tay chân hay sử dụng đồ vật theo lối rập khuôn, máy móc.
2) Trẻ nhất định muốn giữ nguyên nề nếp, thói quen như chỉ ăn một món ăn duy nhất, đi 1 con đường duy nhất, thường chống lại sự đổi thay trong môi trường sinh hoạt hằng ngày ví dụ trời đang nắng chuyển sang mưa trẻ cảm thấy khó chịu và không chấp nhận…
3) Trẻ bị cuốn hút vào những sở thích khác thường, như thích sưu tầm những chủ đề về thời tiết, lịch trình xe buýt, các loại xe ô tô, …
4) Phản ứng mạnh hay thiếu phản ứng đối với những tác động thuộc về giác quan. Ví dụ, trẻ không cảm nhận được nhiệt độ lạnh hay nóng, không có cảm giác đau đớn khi ngã té, trầy trụa đến chảy máu, nhạy cảm khó chịu đối với âm thanh, vải sợi, ngửi và sờ chạm vật thể nào đó quá mức bình thường, lao ra đường mà không sợ nguy hiểm tai nạn, hoặc có những hành vi tự kích như tự xoay vòng tròn một mình, quay bánh xe của chiếc ô tô đồ chơi, liên tục bật/tắt công tắc điện, nhìn đèn điện một cách mê hoặc, nhìn chăm chăm vào quạt xoay trên trần nhà…
Khi trẻ đáp ứng tiêu chí 4 của nhóm B này tức là trẻ rối loạn xử lý cảm giác.
Thạc Sĩ Tâm Lí Học Nguyễn Viết Thanh
Tài liệu tham khảo:
- https://autismawarenesscentre.com/does-my-child-have-sensory-processing-disorder/ Truy cập ngày 8/12/2018
- https://childmind.org/article/sensory-processing-faq/ Truy cập ngày 9/12/2018
- https://en.wikipedia.org/wiki/Sensory_processing_disorderTruy cập ngày 10/12/2018
- https://www.webmd.com/children/sensory-processing-disorder#1truy cập ngày 10/12/2018
THAM VẤN TRỊ LIỆU TÂM LÍ THIÊN ÂN
Địa chỉ: Số 21/3, đường Yersin, tổ 4, Khu phố 1, Phường Phú Cường,
TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.
Hotline: 034.4004.780 – 0972.120.601
Webisite: www.thamvantrilieutamlythienan.com
Email: Thamvantrilieutamlythienan@gmail.com - Thanhnguyentlh2806@gmail.com
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- MỐI QUAN HỆ GIỮA RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD) VÀ GIẤC NGỦ
- QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH TRẺ TỰ KỶ & CÁC RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN KHÁC
- EINSTEIN MỘT NHÀ VẬT LÝ HỌC VĨ ĐẠI VỚI NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘI CHỨNG ASPERGER – TỰ KỶ CHỨC NĂNG CAO
- RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý KHÔNG BIẾN MẤT KHI ĐẾN TUỔI TRƯỞNG THÀNH
- RỐI LOẠN THAM GIA XÃ HỘI – MỐI NGUY ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ AN TOÀN CỦA TRẺ
- TUỔI THỌ NGẮN Ở NHỮNG NGƯỜI RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ VÀ ADHD: TƯƠNG ĐỒNG – KHÁC BIỆT
- TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ CŨNG CÓ THỂ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD)
- SỰ PHÁT TRIỂN TỐT/XẤU CỦA TRẺ PHỤ THUỘC HOÀN TOÀN VÀO CHA MẸ
- RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD) VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN TUỔI THỌ
- PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP/TRỊ LIỆU TRẺ TỰ KỶ
- TỰ KỶ - NỖI OAN ĐƯỢC GIẢI SAU NHIỀU THẬP KỶ