TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ CŨNG CÓ THỂ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD)
TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ CŨNG CÓ THỂ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD)
Trẻ rối loạn phổ tự kỷ có thể kèm theo rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thế nhưng trẻ ADHD lại không phải tự kỷ.
Rối loạn phổ tự kỷ là gì? Khác như thế nào so với rối loạn tự kỷ?
Trong cẩm nang chẩn đoán và thống kê các rối nhiễu tâm thần của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ phiên bản 4 (Viết tắt DSM – IV) thì có 5 thể loại tự kỷ gồm:
- Rối Loạn Tự Kỷ (Autistic Disorder),
- Rối Loạn Asperger (Asperger’s Disorder),
- Rối Loạn Rett (Rett’s Disorder),
- Rối Loạn Thoái lùi của Trẻ Em (Childhood Disintegrative Disorder) – còn gọi là hội chứng Heller – rối loạn tan rã thời thơ ấu.
- Rối Loạn Phát Triển Lan Tỏa – Không Phân Định Rõ (Pervasive Developmental Disorder- Not Otherwise Specified or PDD-NOS).
Và không sử dụng thang bậc 1, 2, 3. Đến sổ tay chẩn đoán ấn bản lần thứ 5 (DSM – V, 2013) đã gói gọn Rối Loạn Tự Kỷ (Autistic Disorder), tự kỷ dạng Asperger (Asperger’s Disorder), dạng PPD-NOS (rối loạn phát triển lan tỏa - không phân định rõ) thành một chiếc Ô dù lớn và đặt một tên mới là “Rối loạn phổ tự kỷ” - Autistic Spectrum Disorder (Viết tắt ASD).
Riêng 2 rối loạn Rett & Rối loạn thoái lùi của trẻ được xem là những hội chứng y tế và cần được chăm sóc một cách đặc biệt hơn.
Vậy “Rối loạn tự kỷ” & “Rối loạn phổ tự kỷ” không khác nhau về mặt bản chất, chỉ khác nhau về mặt chữ nghĩa. Phổ tức là phổ biến, ý nói đến số nhiều, không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo, địa vị, giàu nghèo ... Tất cả mọi người đều có thể mắc rối loạn tự kỷ này. “Phổ” vì có sự khác biệt rộng rãi về thể loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng nữa. Các cá nhân được chẩn đoán tự kỷ, Asperger, tự kỷ không điển hình theo ấn bản DSM – IV giờ được gọi chung là “Rối loạn phổ tự kỷ”. Với cá nhân khiếm khuyết về mặt ngôn ngữ, nhưng giao tiếp mắt và không đủ tiêu chuẩn xếp dạng tự kỷ thì sẽ được chẩn đoán lại và xếp vào loại “Rối loạn ngôn ngữ trong giao tiếp xã hội” theo ấn bản DSM – V hiện hành.
Các triệu chứng của Rối loạn phổ tự kỷ - Autistic Spectrum Disorder (Viết tắt ASD) bao gồm:
- Sự chậm trễ trong kỹ năng vận động.
- Thiếu kỹ năng trong tương tác với người khác.
- Ít hiểu biết về việc sử dụng ngôn ngữ trừu tượng, chẳng hạn như hài hước trong một cuộc trò chuyện…
- Sở thích kỳ lạ…
- Phản ứng mạnh mẽ với kết cấu, mùi, âm thanh, điểm tham quan hoặc các kích thích khác mà những người khác có thể thậm chí không nhận thấy, chẳng hạn như ánh sáng nhấp nháy…
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một tình trạng mà một người gặp khó khăn trong việc chú ý và tập trung vào các công việc, có xu hướng hành động mà không suy nghĩ, và gặp khó khăn khi ngồi yên. Nó có thể bắt đầu từ thời thơ ấu và có thể tiếp tục trưởng thành. Nếu không được điều trị, ADHD có thể gây ra vấn đề ở nhà, trường học, nơi làm việc và với các mối quan hệ. Trong quá khứ, ADHD được gọi là rối loạn thiếu tập trung (ADD).
Trong phiên bản thứ tư của Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê các Rối nhiễu Tâm thần của Hiệp hội Tâm Thần học Hoa Kỳ (DSM-IV) cho rằng Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) và Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) không thể được chẩn đoán đồng thời. Nhưng trong phiên bản mới DSM-5, có thể có cả hai rối loạn, sự thay đổi gần đây đối với DSM-5 để loại bỏ việc cấm chẩn đoán kép tự kỷ và ADHD là một bước tiến quan trọng. Dưới đây là những điểm chính của một nghiên cứu được báo cáo gần đây nói đến sự chồng chéo của rối loạn phổ tự kỷ (ASD) và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD):
Tiến sĩ Rebecca Landa và Tiến sĩ Patricia Rao, Trung tâm Tự kỷ và Rối loạn liên quan, Viện Kennedy Krieger, Baltimore, Maryland, trong một nghiên cứu cho thấy 29% trẻ em từ 4 đến 8 tuổi rối loạn phổ tự kỷ (ASD) được cha mẹ đánh giá là có triệu chứng ADHD đáng kể về mặt lâm sàng. Hơn nữa, trẻ rối loạn phổ tự kỷ (ASD) và ADHD kèm theo trong nghiên cứu này có chức năng nhận thức thấp hơn, suy giảm nghiêm trọng hơn về xã hội và chậm trễ hơn trong hoạt động thích nghi hơn so với trẻ em chỉ có rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Do đó, sự có mặt của ADHD ở trẻ em bị rối loạn phổ tự kỷ (ASD) làm cho việc học tập của trẻ em càng khó khăn hơn, phức tạp hơn.
Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng tỷ lệ trẻ rối loạn phổ tự kỷ (ASD) kèm rối loạn ADHD tăng cao hơn đáng kể là 61% so với trẻ chỉ bị rối loạn phổ tự kỷ là 25% .
Lưu ý: Điều quan trọng cần lưu ý rằng đây chỉ là một nghiên cứu và trẻ em ở độ tuổi từ bốn đến tám. Cần nghiên cứu sâu hơn về tình trạng rối loạn của tự kỷ và ADHD. Tuy nhiên chắc chắn có mối tương quan mạnh mẽ của ADHD trên trẻ rối loạn phổ tự kỷ.
Tài liệu tham khảo:
Jeffrey Bernstein,Ph.D. “Rối loạn phổ tự kỷ và ADHD”, Tạp chí Psychology today , 23/1/2014.
THAM VẤN TRỊ LIỆU TÂM LÍ THIÊN ÂN
Địa chỉ: Số 21/3, đường Yersin, tổ 4, Khu phố 1, Phường Phú Cường,
TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.
Hotline: 034.4004.780 – 0972.120.601
Webisite: www.thamvantrilieutamlythienan.com
Email: Thamvantrilieutamlythienan@gmail.com - Thanhnguyentlh2806@gmail.com
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- MỐI QUAN HỆ GIỮA RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD) VÀ GIẤC NGỦ
- QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH TRẺ TỰ KỶ & CÁC RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN KHÁC
- EINSTEIN MỘT NHÀ VẬT LÝ HỌC VĨ ĐẠI VỚI NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘI CHỨNG ASPERGER – TỰ KỶ CHỨC NĂNG CAO
- RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý KHÔNG BIẾN MẤT KHI ĐẾN TUỔI TRƯỞNG THÀNH
- RỐI LOẠN THAM GIA XÃ HỘI – MỐI NGUY ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ AN TOÀN CỦA TRẺ
- TUỔI THỌ NGẮN Ở NHỮNG NGƯỜI RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ VÀ ADHD: TƯƠNG ĐỒNG – KHÁC BIỆT
- SỰ PHÁT TRIỂN TỐT/XẤU CỦA TRẺ PHỤ THUỘC HOÀN TOÀN VÀO CHA MẸ
- RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD) VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN TUỔI THỌ
- RỐI LOẠN GIÁC QUAN - MỘT VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG ĐỂ CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN TỰ KỶ
- PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP/TRỊ LIỆU TRẺ TỰ KỶ
- TỰ KỶ - NỖI OAN ĐƯỢC GIẢI SAU NHIỀU THẬP KỶ